Mất từ 20-25% nước đã khiến cho con người rơi vào trạng thái hôn mê gây đến tử vong. Vì vậy, nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào cấu tạo cũng như duy trì các hoạt động bình thường hàng ngày của cơ thể.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cùng nhu cầu đòi hỏi nguồn nước sạch của người dân ngày càng được nâng cao, nhiều công nghệ lọc nước ra đời đem lại hiệu quả cao. Trong số những công nghệ đó, nổi bật là công nghệ siêu hấp thu CDI và công nghệ thẩm thấu ngược RO.
Vậy hai công nghệ lọc nước này giống và khác nhau thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này để chọn ra đúng công nghệ phù hợp với nhu cầu của mình nhé.
Công nghệ RO | Công nghệ CDI |
1. Bản Chất Của 2 Công Nghệ | |
– Công nghệ RO sử dụng màng quấn xoắn ốc bán thấm, màng này có kích thước siêu nhỏ hoạt động theo nguyên tắc: dòng nước được đẩy với áp suất cao vuông góc với màng lọc – Tại màng lọc, các phân tử có kích thước lớn và các ion bị chặn lại, chỉ lọc ra nước tinh khiết. |
– Công nghệ siêu hấp thụ CDI sử dụng một tụ điện gồm nhiều tấm điện cực nano cacbon có điện tích âm và dương xen kẽ, hoạt động theo nguyên tắc: dòng nước đi song song với tấm điện cực. – Tại đây, các ion hòa tan được hấp thụ lại bằng lực hút tĩnh điện của các tấm điện cực, màng không thấm nước chỉ giữ ion. |
2. Mô Hình Dòng Chảy CDI và RO | |
– Dòng nước chảy trong công nghệ RO chạy vuông góc với màng, tạo áp lực trực tiếp lên màng lọc.
– Dòng chảy này có thể làm tăng nguy cơ rách màng khi áp lực dòng lớn. Tuy nhiên nếu áp lực không đủ 100% thì sẽ tạo ra ổ vi khuẩn tích tụ trên màng lọc. |
– Dòng chảy của CDI là dòng chảy chạy song song với màng điện cực, không tác động trực tiếp nên không gây áp lực cho màng lọc. |
– Đây là nguyên nhân làm cho màng RO có tuổi thọ thấp từ 1,5 đến 3 năm phải thay thế và phải thay nguyên cụm RO. | – Màng điện cực sẽ giảm công suất, bị suy thoái theo thời gian. Tuy nhiên phải đến 5 đến 10 năm thì mới cần phải thay.
– Khi thay ta chỉ cần xử lý ngay bằng việc đắp thêm các module lõi CDI bổ sung từng lõi mà không cần thay thế nguyên cụm như bên RO. |
3. Thời Gian Hoạt Động Của 2 Công Nghệ | |
– Công nghệ RO được cấu hình để hoạt động liên tục 8h – 10h/24 tiếng, với công suất lọc tức thời cao để đáp ứng đủ nước dùng.
Cấu hình của RO được ví như “một động viên tham gia chạy cự li ngắn”, với thời gian ngắn, công suất cao để chạy về đích nhanh nhất có thể. – Tuy nhiên nó vẫn có thể hoạt động 24h/24h và cài đặt ngừng nghỉ theo cơ chế nước đầy bồn tự ngắt (Tuy nhiên thời gian sau 8h – 10h hoạt động tối ưu thì công suất sẽ giảm, và có nguy cơ màng lọc xuống cấp và tuổi thọ giảm. |
– Cấu hình tại CDI thiết lập 24h/24h và được cài đặt thời gian ngừng nghỉ liên tục theo bồn chứa đi kèm. Bản chất là không có công suất tức thời cao nhưng vẫn đảm bảo đủ nước dùng trong 24h.
Như vậy, CDI giống như “một vận động viên điền kinh” chạy bền với mục tiêu là vẫn đảm bảo chạy tới đích nhưng với thời gian được phân bổ trải dài. – Vì được thiết lập thời gian trên, nên công nghệ CDI không gây tác động ảnh hưởng đến tuổi thọ màng lọc cũng như công suất của hệ thống. |
– Vì chỉ cung cấp lượng nước đáp ứng đủ trong thời gian dưới nửa ngày, nên công nghệ tiết kiệm được chi phí đầu tư bồn đi kèm, cung cấp một lượng nước lớn trong thời gian ngắn. | – CDI lại cung cấp nước trong toàn bộ thời gian của ngày do đó cần tốn chi phí bồn đi kèm để phù hợp với công suất trong ngày. |
– Công nghệ RO dễ bị xảy ra lỗi hệ thống vì làm việc liên tục với công suất cao trong thời gian ngắn, đồng thời bồn nhỏ sẽ khó chứa đủ nước để sử dụng cả ngày trong trường hợp hư hỏng. | – Công nghệ này tránh được các rủi ro hệ thống bị lỗi, đảm bảo nước sử dụng xuyên suốt trong ngày. |
4. Hiệu Quả Màng Lọc | |
– Màng lọc RO loại bỏ >95% muối.
– Nước qua màng lọc RO sử dụng cơ chế tự động sục rửa màng bằng cách phun nước trực tiếp lên màng lọc để đẩy các cặn bẩn bám trên màng ra ngoài bằng đường nước thải. Cơ chế này giúp tăng tuổi thọ màng nhưng lại dễ gây rách màng và làm tăng lượng nước thải. |
– Nước chạy song song với các tấm màng điện cực nên không tác động trực tiếp lên màng, các ion hút về hai điện cực dễ được trung hòa trước bằng acid citric trước khi thải ra môi trường qua chu kỳ xả với lượng nước thải rất ít. Công nghệ CDI rất quan tâm đến môi trường |
– Nhược điểm:
Các màng hoạt động như một rào cản để cản các chất bụi bẩn, điều này có thể gây tích tụ các chất bẩn dạng hạt tại màng lọc. Chi phí năng lượng sử dụng đến máy bơm có thể rất cao. |
– Phương pháp này không gây ra nhược điểm mà khi TDS càng thấp thì công suất lọc của CDI càng cao, TDS càng cao thì công suất lọc chậm. |
5. Hiệu Quả Chi Phí | |
– Công nghệ RO ở mức TDS dưới 2.500 ppm. (Biểu đồ 1)
– RO không hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 45 độ. Hoạt động mạnh mẽ hơn CDI ở nhiệt độ từ 0 đến 45 độ. (Biểu đồ 2) |
– Công nghệ CDI có hiệu quả chi phí gấp nhiều lần so với công nghệ RO. (Biểu đồ 1)
– CDI hoạt động duy trì đều ở tất cả nhiệt độ và chuyên khử ion ở cả nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao trong khi vẫn duy trì hiệu quả năng lượng. (Biểu đồ 2) |
Như vậy, tổng lại những mặt khác nhau của công nghệ CDI và RO thông qua bảng tổng kết sau:
Qua bảng tổng kết trên, dù là công nghệ CDI hay RO đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó và tùy vào mục đích sử dụng, ta có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu.
Với CDI, bạn yên tâm sử dụng với chi phí vận hành thấp, tuổi thọ bền và chi phí đầu tư hợp lý. Công nghệ này mang lại nhiều ưu điểm và ứng dụng nhiều giải pháp về lọc nước trong chế biến thực phẩm, lọc nước tổng cho gia đình, căn hộ…. giúp bạn có một cuộc sống chất lượng hơn trong thời đại 4.0.
Hy vọng những thông tin so sánh trên sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và hiểu được bản chất của 2 công nghệ. Chúc bạn sớm chọn được công nghệ lọc nước chất lượng và phù hợp nhất với nhu cầu!
Nguồn: https://danhsach.top/so-sanh-cong-nghe-cdi-va-cong-nghe-ro/